Vui lòng sử dụng mã định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://thuvienso.tnut.edu.vn/handle/123456789/239
Tiêu đề: Nghiên cứu tổng quan về quá trình Polymer hóa và những yếu tố chính ảnh hưởng đến tính chất cơ học của đất Laterit gia cố bằng Geopolymer
Các tác giả: Bùi Văn Đức - Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Nguyễn Văn Mạnh - Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Đào Phúc Lâm - Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Hà Nội
Từ khóa: Chất kết dính Geopolymer
Gia cố vật liệu đất
Dung dịch kiềm hóa
Đất tàn tích
Tính chất cơ học
Năm xuất bản: 23-thá-2023
Series/Report no.: T228, S10 (2023);
Tóm tắt: Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng geopolymer để cải thiện tính chất cơ lý của đất nhận được khá nhiều sự quan tâm, trong đó có đất tàn tích (đất laterit). Tuy nhiên, các nghiên cứu tổng quát về quá trình polymer hóa cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của đất laterit còn tương đối hạn chế. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phân tích tổng quát về cơ chế polymer hóa, các yếu tố chính ảnh hưởng tính chất cơ học của vật liệu geopolymer. Cụ thể, loại hay nguồn gốc vật liệu AluminoSilicate và môi trường kiềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình polymer hóa. Đối với việc cải thiện tính chất cơ lý của các loại đất có hàm lượng bụi lớn và rất dẻo thì ngoài việc sử dụng nồng độ dung dịch kiềm NaOH phù hợp cũng cần phải xem xét đến các yếu tố khác, như hàm lượng vật liệu AluminoSilicate, tỷ số Si/Al... Bên cạnh đó, cường độ vật liệu sử dụng geopolymer nói chung đạt giá trị tối ưu khi tỷ số Si/Al = (1,85¸2,0); tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy cường độ tăng khi Si/Al ³ 2,0; do đó, cần có thêm các nghiên cứu để đánh giá đầy đủ và rõ ràng hơn về ảnh hưởng của tỷ số Si/Al.
URI: https://thuvienso.tnut.edu.vn/handle/123456789/239
ISSN: 1859-2171, 2734-9098
Bộ sưu tập:Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2023



Các tài liệu trong Thư viện được bảo vệ bởi bản quyền, với mọi quyền được bảo lưu, trừ khi có chỉ định khác.